Quần Áo Bệnh Nhân

1. Khi nào cần phải mặc quấn áo bệnh nhân

quần áo bệnh nhân là trang phục dành cho những người đang được điều trị tại bệnh viện. Tất cả các bệnh viện đều có quy định về đồng phục để việc phân biệt bệnh nhân dễ dàng hơn.

đồng phục bệnh nhân đẹp

Đồng phục bệnh nhân dành cho người đang điều trị tại các bệnh viện

2. Quần áo bệnh nhân cần phải đáp ứng tiêu chí gì?

Một bộ đồng phục quần áo bệnh nhân chất lượng sẽ phải đáp ứng được các tiêu chí như sau:

  • Đồng phục cho mùa hè cần sử dụng loại vải mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Còn mùa đông thì phải có khả năng giữ ấm, chống gió. Chất liệu vải mà bệnh viện thường lựa chọn khi may đồng phục là cotton, kaki,…
  • Đồng phục cần được thiết kế với form rộng rãi và gọn gàng để bệnh nhân dễ dàng vận động hơn.
  • Việc lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng như xanh dương, hồng nhạt, trắng,… sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy bớt áp lực hơn khi đối mặt với bệnh tật.
  • Logo in trên áo đồng phục cũng thể hiện độ chuyên nghiệp của bệnh viện.
đồng phục bệnh nhân

Đồng phục phải được thiết kế rộng rãi, thoáng mát

3. Vai trò của đồng phục quần áo bệnh nhân

  • Đảm bảo sức khỏe

Đồng phục cho bệnh nhân được thiết kế với khả năng kháng khuẩn cực tốt. Điều này nhằm bảo vệ họ khỏi các vi khuẩn lây nhiễm từ môi trường bên ngoài.

đồng phục bệnh nhân

Bộ đồng phục này sẽ giúp bệnh nhân chống lại các vi khuẩn gây hại

  • Cải thiện tinh thần cho bệnh nhân

Những trang phục dành cho bệnh nhân thường có màu sắc dịu nhẹ nhằm giúp bệnh nhân có tinh thần thoải mái hơn. Từ đó, họ sẽ không còn cảm thấy áp lực hay sợ hãi khi điều trị.

  • Hỗ trợ y, bác sĩ quản lý bệnh nhân

Mỗi bệnh nhân đều khoác lên mình bộ đồng phục của bệnh viện sẽ giúp y tá, bác sĩ dễ dàng quản lý hơn, tránh được những nhầm lẫn không đáng có.

đồng phục bệnh nhân màu

Nhờ đồng phục mà bác sĩ, y tá quản lý bệnh nhân dễ dàng

  • Tạo môi trường chuyên nghiệp trong bệnh viện.

Đồng phục cho bệnh nhân còn mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho các bệnh viện. Điều này không những nâng cao danh tiếng mà còn nhận được nhiều sự tin tưởng của bệnh nhân.

4. Màu sắc, thiết kế và chất liệu sử dụng cho quần áo bệnh nhân

  • Chất liệu vải

Các bệnh viện nên chọn các chất liệu vải như cotton, kate, kaki… Bởi chúng có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Ngoài ra còn có bề mặt mịn và không gây xù lông.

đồng phục bệnh nhân

Đồng phục bệnh nhân có nhiều chất liệu khác nhau

  • Thiết kế quần áo

Bạn nên mua quần áo bệnh nhân có thiết kế đơn giản nhưng vẫn giữ được sự thoải mái. Thiết kế sọc kẻ hay cổ áo có các họa tiết nhỏ cũng là một ý tưởng phù hợp cho các bệnh viện, phòng khám.

  • Màu sắc

Thông thường, quần áo bệnh nhân thường có màu trắng, pastel còn khi thực hiện phẫu thuật thì có màu xanh lá.

đồng phục bệnh nhân

Quần áo dành cho bệnh nhân thường có màu xanh, pastel

  • Kích cỡ

Kích cỡ cũng là quy định quan trọng mà các bệnh viện cần chú trọng. Không nên chọn size quá chật hoặc quá ngắn khiến bệnh nhân không thoải mái và khó khăn trong việc di chuyển.

5. Mẹo bảo quản, vệ sinh quần áo bệnh nhân

Để bảo quản bộ đồng phục có thể sử dụng được lâu dài, xưởng may Hà Thành xin chia sẻ tới bạn các tips sau:

  • Đồng phục cần giặt riêng để tránh bị phai từ các loại quần áo khác.
  • Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh. Nếu chẳng may dính vết bẩn khó giặt, hãy ngâm khoảng 15 phút và giặt lại với bột giặt bình thường.
  • Nên là ở nhiệt độ dưới 80 độ C.
  • Quần áo sau khi thay cần giặt ngay để tránh bị ẩm, gây nấm mốc.
đồng phục bệnh nhân

Nên giặt quần áo bệnh nhân bằng tay

6. Tổng hợp những mẫu quần áo bệnh nhân thoải mái

Dưới đây là một số mẫu đồng phục cho bệnh nhân mà bạn có thể tham khảo:

6.1 Bộ pijama cho bệnh nhân

Theo quy định chung của Bộ Y tế, các bệnh viện cần lựa chọn quần áo bệnh nhân có màu sắc, họa tiết phù hợp:

  • Đồng phục sẽ gồm quần và áo thiết kế kiểu pijama.
  • Màu sắc thường là màu lam, nền trắng và có kẻ sọc hoặc họa tiết sẫm màu.
  • Áo pijama có 3 túi đằng trước còn quần có 1 túi sau theo đúng quy định.
đồng phục bệnh nhân

Pijama bệnh nhân được thiết kế kẻ sọc trắng đơn giản

6.2 Áo choàng cho bệnh nhân

Đối với bệnh nhân có bệnh nghiêm trọng, bệnh viện sẽ cung cấp áo choàng giữ ấm. Trang phục này sẽ có thiết kế một mảnh đơn giản và rất dễ mặc. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản về áo choàng tại bệnh viện:

  • Tay áo phải dài qua gối 5cm và có cổ tròn, buộc dây sau.
  • Về màu sắc thì giống với trang phục pijama.
đồng phục bệnh nhân

Áo choáng được cung cấp cho bệnh nhân có bệnh nghiêm trọng

6.3 Áo và chân váy rời cho sản phụ

Đối với bệnh nhân là sản phụ, đồng phục áo và chân váy rời sẽ bao gồm:

  • Áo sẽ có màu lam, hồng hoặc nền sáng kết hợp với họa tiết màu tối.
  • Cổ áo thiết kế kiểu cổ tròn, cài cúc giữa.
  • Tay áo dài qua hông và có dáng suông.
  • Chân váy dáng suông có dây rút, dài qua đầu gối khoảng 10cm.
đồng phục bệnh nhân váy

Váy tách rời áo cho phụ sản thường sử dụng màu lam nhã nhặn

6.4 Áo liền váy cho sản phụ

Ngoài ra, trang phục áo liền váy sẽ có các yêu cầu như:

  • Quy định về màu sắc giống như đồng phục trên.
  • Áo cổ tròn, cúc cài, thun ở phần eo và nối liền với váy.
  • Váy sẽ có chiều dài qua đầu gối 5 – 10cm.
đồng phục bệnh nhân

Váy liền áo lại có thiết kế cổ tròn rất dễ mặc

6.5 Trang phục bệnh nhi

Người đứng đầu tại bệnh viện đó sẽ có trách nhiệm đưa ra quy định cụ thể với đồng phục bệnh nhi.

đồng phục bệnh nhân nhí